Kỹ Năng Phân Tích Số Liệu Địa Lý Rất Quan Trọng Bạn Cần Chú Ý
Khi học tập môn Địa lý và thực hiện giải các dạng bài tập, trong đó không thể thiếu bài tập về phân tích số liệu Địa lý trong bảng số liệu cho sẵn. Dạng bài tập này chỉ cần giải thích ngắn gọn và đúng trọng tâm là các em học sinh có thể đạt điểm tuyệt đối.
Kỹ năng phân tích số liệu Địa lý trong bảng số liệu thống kê
Muốn có kỹ năng phân tích số liệu Địa lý chính xác bạn cần phải thực hành làm nhiều bài tập để có sự nhạy bén trong cách nhìn nhận và nhận xét vấn đề được nêu ra trong bài tập.
Trong quá trình học tập và đặc biệt trong cuộc thi THPT môn Địa lý thường có những câu hỏi như: dựa vào bảng số liệu đã cho hãy phân tích hoặc nhận xét một vấn đề nào đó được đề cập đến trong bảng số liệu. Kỹ năng phân tích số liệu là một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu môn Địa lý.
Bài tập dạng phân tích số liệu thông kê đã cho trước nhằm đánh giá mức độ am hiểu và sự vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào những trường hợp cụ thể, đánh giá được kỹ năng chọn lọc và xác định kiến thức của học sinh.
Phân tích số liệu Địa lý thực chất là nhận xét, so sánh các số liệu đã cho ở bảng số liệu theo hàng học, hàng ngang để rút ra những nhận xét cần thiết. Muốn làm được điều này học sinh trước khi phân tích bảng số liệu cần thực hiện các bước sau đây:
Các bước phân tích số liệu Địa lý
+ Xác định yêu cầu của đề bài dểd xác định được mục đích khi làm việc với bảng số liệu. Nên đọc kỹ và phân tích những từ khóa quan trọng có trong đề bài. Nhiều học sinh làm lạc đề hoặc không sát với đề bài do chủ quan chỉ đọc lướt qua đề bài.
+ Đọc tên bảng số liệu, các tiêu đề hay thành phần của bảng, đơn vị tính để xác định rõ các tiêu chí cần phân tích và nhận xét.
+ Nên so sánh các số liệu có trong bảng thống kê theo cột dọc và hàng ngang theo 1 trình tự hợp lý theo những yếu tố sau đây:
-Nhận xét sự thay đổi của đối tượng theo thời gian thì nên so sánh số liệu của các mốc thời gian đầy và cuối của bảng số liệu. Các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự và đặc biệt chú ý tới các mốc thời gian có tính đột biến.
– Đối với các lãnh thổ các bạn cần lưu ý so sánh các đối tượng của những lãnh thổ lớn với nhau, so sánh các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.
+ Khi phân tích và nhận xét cơ cấu mà bảng số liệu đưa ra là những số liệu tuyệt đố như: triệu người, triệu tấn…mà đề yêu cầu nhận xét về cơ cấu thì phải xử lý số liệu theo tính cơ cấu (xử lý số liệu thành %).
+ Khi trình bày thì cần phải thực hiện theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung tới riêng và từ cao xuống thấp. Nên bám sát yêu cầu của đề bài và bán sát kết quả xử lý số liệu (nếu có). Mỗi một nhận định cần đưa ra số liệu cụ thể để có tính thuyết phục cao.
+ Một trong những yếu tố quan trọng khi phân tích số liệu Địa lý đó là phải đưa ra được nguyên nhân tại sao lại xảy ra hiện tượng trong bảng số liệu đã đưa dựa vào kiến thức đã học. Muốn làm được như vậy thì học sinh cần phải nắm được những mối quan hệ nguyên nhân- kết quả của những sự vật, hiện tượng địa lý; phân tích được mối quan hệ giữa những yếu tố với như ví du như: yếu tố tự nhiên và dân số, yếu tố kinh tế xã hội tác động tới dân cư…
Nhiều học sinh gặp khó khăn và lúng túng trong việc làm dạng bài tập này. Hy vọng sau khi tham khảo những gợi ý trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn dạng bài tập phân tích, nhận xét số liệu. Dạng bài tập phân tích số liệu Địa lý là một trong những dạng bài tập khá khó nhưng cũng là` dạng bài tập dễ “ăn” điểm. Những bạn học sinh nào làm đúng bài tập này sẽ dành được điểm cao, bởi vậy đây cũng là dạng bài tập giúp giáo viên phân loại được học lực của những học sinh trong lớp.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh muốn con mình học giỏi môn Địa lý, tạo tiền đề tốt cho công việc và ước mơ sau của con thì nên tìm gia sư dạy kèm môn Địa lý tại nhà cho con. Liên hệ ngay vớ gia sư Hà Nội sẽ cung cấp cho con bạn những gia sư dạy Địa lý giỏi.