Cách học tốt phần lực đẩy Ác – Si – Mét trong môn Vật Lý lớp 8
Môn Vật Lý năm lớp 8 chính là nền tảng khi lên học lớp 9. Chúng có kiến thức chuyên sâu hơn, những định lý bài tập ứng dụng hay giải thích các hiện tượng cực kỳ hóc búa, vì vậy mà các em học sinh cần có một gia sư dạy Lý lớp 8 để nắm chắc căn bản, trau dồi thêm kiến thức nâng cao.
Những nội dung cần lưu ý trong phần lực đẩy Ác si mét
- Lực đẩy Ác-si-mét là gì?
Là lực tác động bởi một chất lưu (chất lỏng hay chất khí) lên một vật thể nhúng trong nó, khi cả hệ thống nằm trong một trường lực (như trọng trường hay lực quán tính). Hay nói một cách đơn giản nó chính là lực giúp cho thuyền nổi trên nước. Lực này được đặt tên theo Ácsimét, nhà bác học người Hy Lạp đã khám phá ra nó.
- Lực đẩy Ác-si-mét có tính chất gì?
Lực đẩy Ác-si-mét có cùng độ lớn và ngược hướng của tổng lực mà trường lực tác dụng lên phần chất lưu có thể tích bằng thể tích vật thể chiếm chỗ trong chất này.
- Công thức lực đẩy Ác-si-mét
Độ lớn của lực đẩy Archimedes bằng tích của trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích bị vật chiếm chỗ:
F=d x V
Trong đó:
F là lực đẩy Archimedes;
d là trọng lượng riêng của chất lỏng
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Tác động của lực với một vật trong chất lỏng?
Nếu thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:
+ Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng: FA<P
+ Vật nổi khi: FA>P và dừng nổi khi FA=P
+ Vật lơ lửng trong chất lỏng (trong lòng chất lỏng hoặc trên mặt thoáng – nổi) khi:FA=P
Vật sẽ nổi khi “trọng lượng riêng tổng hợp” của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Điều này lí giải tại sao kim thì chìm còn tàu thì nổi mặc dù tàu to và nặng gấp nhiều lần so với kim. Kim tuy nhẹ nhưng thể tích chiếm nước nhỏ nên trọng lượng riêng sẽ lớn còn tàu tuy nặng nhưng thể tích chiếm nước rất lớn do đó “trọng lượng riêng tổng hợp” sẽ nhỏ. Kết cấu thân vỏ tàu là kết cấu vỏ có khung gia cường làm bằng thép. Về một khía cạnh nào đó bên trong lớp tôn vỏ tàu hoàn toàn “rỗng” dẫn đến thể tích chiếm nước lớn. Trọng lượng tàu luôn thay đổi nên “trọng lượng riêng tổng hợp” cũng luôn thay đổi theo.
- Ứng dụng của lực đẩy Ác-si-mét trong thực tế:
Trong thực tế việc nghiên cứu lực đẩy Ác-si-mét giúp cho việc chế tạo tàu ngầm, khinh khí cầu, hay đơn giản là áo phao cứu hộ,…
Sự tồn tại của nó là cơ sở cho việc thuyền bè đi lại và giao thông đường thủy đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống.
Ví dụ bài tập phần lực đẩy Ác si mét:
3 vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất ?
Ba vật bằng 3 chất khác nhau nên khối lượng riêng của chúng khác nhau
Dđồng > Dsắt > Dnhôm Vì mđ = ms = mnh => Vđ < Vs < Vnh (V= m/D)
Do đó lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng nhôm là lớn nhất.
Do đó lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng đồng là bé nhất.
Câu 2:
Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì
- lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng
- lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng
- lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng
- lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi
Đáp án: Chọn C
Chúng tôi tự hào là trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội, đồng hành cùng các quý phụ huynh giúp các em học sinh lấy lại kiến thức căn bản cũng như nâng cao khả năng vận dụng bài tập. Chúng tôi có một đội ngũ gia sư là các sinh viên thuộc các trường đại học hàng đầu ở địa bàn Hà Nội, các giáo viên đang giảng dạy ở các bậc THCS và THPT năng động, nhiệt tình, đam mê nghề dạy.