Gia Sư Dạy Lý Lớp 9 Kèm Riêng Tại Nhà Chất Lượng
Lớp 9 chính là năm học quan trọng nhất của bậc THCS.Vì lẽ quan trọng đó mà năm lớp 9 chính là năm các em đua nước rút, cả phụ huynh và các em học sinh đều đau đầu và áp lực trong việc phải thi tốt để vào được trường cấp 3 ưng ý, vì vậy mà các em cần có được kiến thức căn bản trọng tâm để làm nền tảng khi lên cấp 3, những môn học Toán, Lý , Hoá với nhiều định lý, ứng dụng, dạng bài tập cực kì khó có thể hiểu ngay từ trên lớp, vì vậy mà nhu cầu cần gia sư dạy lý giỏi tại nhà của các bậc phụ huynh là rất cấp thiết.
Những kiến thức trọng điểm của phần định luật Ôm trong môn Vật Lý lớp 9:
1.Định luật ôm đối với toàn mạch
Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
Trong đó: + RN là điện trở mạch ngoài (ôm)
+ R là điện trở trong của nguồn điện (ôm)
2.Hiện tượng đoản mạch
Khi điện trở mạch ngoài không đáng kể (RN = 0) thì cường độ dòng điện chạy trong mạch rất lớn:, ta nói nguồn điện bị đoản mạch.
3.Hiệu suất của nguồn điện
Ta có: Suất điện động của nguồn điện và độ giảm điện thế mạch ngoài (1)
Tư duy giác các bài toán định luật Ôm cơ bản:
Phần lớn các bài định luật Ôm với đoạn mạch cơ bản( chứa R ) đều xoay quanh vấn đề tính I, tính U và tính điện trở R. Ta có 2 cách tư duy:
+ Cách 1: tính trực tiếp I ( hoặc U hay R ) theo định luật Ôm: I=U/R
+ Cách 2: tính gián tiếp I ( hoặc U hay R ) theo tính chất của mạch chứa U, I , R ( song song, nối tiếp, hỗn hợp ).
Ví dụ bài tập phần định luật Ôm – Vật Lý lớp 9:
Câu 1: Một pin có số ghi trên vỏ là 1,5V và có điện trở trong là 1,0Q. Mắc một bóng đèn có ghi điện trở R = 4( ôm) vào hai cực của pin này để thành mạch điện kín. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó và hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
Hướng dẫn:Cường độ dòng điện chạy qua đèn. Theo định luật Ôm cho toàn mạch, ta có : = 1,5 / (4+1) = 0,3 A – Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn: U = I.R = 0,3.4 = 1,2V.
Câu 2:
Mắc một điện trở 14 (ôm) vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1(ôm) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện này là 8,4V.
- a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và suất điện động của nguồn điện.
- b) Tính công suất của mạch ngoài và công suất của nguồn điện khi đó.
Hướng dẫn
- a) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện chính là hiệu điện thế mạch ngoài. Ta có UN = IRN => I = UN / RN = 0,6 A Suất điện động của nguồn điện: £ = UN + Ir = 8,4 + 0,6.1 = 9V.
- b) Công suất của mạch ngoài của nguồn điện: = Công suất của nguồn điện: Pn = EI = 9.0,6 = 5,4W.Câu 3:
Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=7,5Ω và R2=4,5Ω. Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I=0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U=12V.
- Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.
- Điện trở R3 được quấn bằng dây Nicrom có điện trở suất 1,10.10-6Ω.m và chiều dài là 0,8m. Tính tiết diện của dây
Đáp án:
- Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = U/I = 15 Ω. Suy ra, R = 3Ω
- S = 0,29 mm2.
Câu 4:
Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, dây thứ nhất có điện trở R1=15Ω, có chiều dài l1=24m và có tiết diện S1=0,2mm2, dây thứ hai có điện trở R2=10Ω, chiều dài l2=30m. Tính tiết diện S2 của dây.
Giải:
Phải đổi đơn vị mm^2 sang đơn vị m^2
Do hai dây cùng làm bằng loại vật liệu nên có biểu thức sau: (R1S1)/l1=(R2S2)/l2, suy ra:
S2=(R1S1l2)/R2l1=(15.0,2.10-6.30)/10.24=0,375.10-6 m^2=0,375mm^2.
Địa chỉ gia sư dạy Lý lớp 9 tại nhà uy tín hàng đầu tại Hà Nội
Đội ngũ gia sư của trung tâm gia sư Hà Nội đang là giáo viên, sinh viên chất lượng tuyển chọn tại các trường với kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả, lý thuyết kết hợp nhuần nhuyễn với thực hành trong trong buổi học, từng bước nâng cao tri thức cho các em trở nên khá giỏi hơn. Giỏi chuyên ngành, luyện thi chuyển cấp, với tính cách yêu trẻ, gần gũi, biết lắng nghe đến tâm sinh lí của học trò.