Gia Sư Dạy Môn Vật Lý Lớp 6 Tận Tình, Nhiệt Huyết
Khi đã nắm chắc phần đo thể tích ở môn Vật Lý lớp 6, các em học sinh sẽ biết cách xác định các giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất ở các bình chia độ, biết sử dụng một vật thể phù hợp để đựng chất lỏng kích thước phù hợp, biết cách quy đổi các đơn vị thể tích cơ bản để khi lên lớp lớn sẽ biết cách tính nhiều bài phức tạp hơn. Ngoài ra phần đo thể tích rất hay xảy ra ở các kỳ thi môn Vật Lý ở lớp 6.
Kiến thức quan trọng về đo thể tích mà các em học sinh học Vật Lý lớp 6 cần nắm vững:
Trong phần đo thể tích ở môn Vật Lý lớp 6 có hai phần :
Đo thể tích chất lỏng và đo thể tích chất rắn không thấm nước
1. Đo thể tích chất lỏng
1/ Những dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng và công dụng của nó?
Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích. Thường được dùng để đong xăng dầu, nước mắm, bia …
Các loại bình chia độ thường được dùng để đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm.
Xilanh, bơm tiêm thường dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc tiêm…
2/ GHĐ, ĐCNN của một bình chia độ là gì?
Giới hạn đo (GHĐ) của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
3/ Đơn vị đo thể tích chất lỏng:
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l);
1l = 1dm3;
1ml = 1cm3 = 1cc.
4/ Các bước đo thể tích chất lỏng:
Quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo;
+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp;
+ Đổ chất lỏng vào bình chia độ; Đặt bình chia độ thẳng đứng;
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình;
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng;
Ghi chú
Đối với các ca đong hoặc chai lọ có ghi sẵn dung tích, chỉ có một độ chi nên ĐCNN của chúng cũng chính bằng GHĐ của chúng: Chai bia 0,5 lít; các loại ca 0,5 lít; 1 lít; 1,5 lít…
2 .Đo thể tích chất rắn không thấm nước
Có 2 cách đo
Cách 1:
+ Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn (bỏ lọt bình chia độ)
+ Ước lượng thể tích vật cần đo để chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp;
+ Đổ chất lỏng vào bình chia độ với thể tích là V1;
+ Bỏ vật cần đo vào bình chia độ, nước dâng lên thể tích V2;
+ Thể tích của vật là V=V2-V1
Cách 2:
+ Dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn (không bỏ lọt bình chia độ).
+ Đổ nước vào đầy bình tràn
+ Bỏ vật vào bình tràn, nước tràn sang bình chứa
+ Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ để đọc kết quả
Một số ví dụ về các bài tập đo thể tích thường gặp trong môn Vật Lý lớp 6
Câu 1. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:
- Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml
- Bình 500ml có vạch chia đến 2ml
- Bình 100ml có vạch chia đến 1ml
- Bình 500ml có vạch chia đến 5ml
Đáp án: Câu B
Tìm gia sư dạy lý lớp 6 ở trung tâm nào là uy tín và giáo viên tận tâm, chất lượng giảng dạy tốt?
Nếu các bậc phụ huynh đang hết sức đau đầu, băn khoăn để tìm được một địa chỉ đáng tin cậy giao con em mình cho một gia sư kiến sức sâu rộng và tận tình chỉ dạy, tâm huyết với học trò thì chúng tôi chính là địa chỉ uy tín hàng đầu bởi chúng tôi có một đội ngũ với bằng cấp tốt nghiệp chuyên sư phạm Vật Lý từ các trường đại học danh tiếng cũng như đã và đang giảng dạy ở các trường THCS và THPT nhiều năm, phụ huynh có thể lựa chọn cho con em mình học tại trung tâm học hoặc thuê gia sư tới kèm riêng con em mình tại nhà.