Một Số Dạng Bài Về Hóa Trị Của Nguyên Tố Hóa Học Thông Dụng
Xác định hóa trị của nguyên tố là một dạng bài thường gặp trong các đề kiểm tra. Chúng tôi xin nêu ra một số dạng bài liên quan tới xác định nguyên tố mà bạn cần biết.
Các Kiến Thức Liên Quan Tới Hóa Trị Của Nguyên Tố
Hóa trị của nguyên tố của nguyên tố A trong hợp chất B là bao nhiêu? Chắc hẳn đôi lần bạn gặp những câu hỏi như vậy trong đề thi trắc nghiệm, tự luận. Để giải dạng bài này, gia sư tại Hà Nội khuyên bạn cần nhớ một số kiến thức căn bản sau đây:
Hóa trị của nguyên tố như kim loại, phi kim thì tuân theo bảng tuần hoàn hóa học Mendeleep, và có 1 số cách nhớ như:
Hóa trị I: H, Br, Hg, Ag, Na, Cl, K, Li. → Đọc là: Hết Bạc Na Lo Kiếm Liền
Hóa trị II: Mg, Ca, Ba, Pb, Cu, Hg, Fe, Zn, Be, O. → Đọc là: Mẹ Cản Ba Phá Cửa hàng Sắt Kẽm
Hóa trị III: Al và Fe
Hóa trị IV: Si
Nhóm có nhiều hóa trị:
Cacbon: IV, II
Chì: II, IV
Crom: III, II
Nito: III, II, IV
Photpho: III, V
Lưu huỳnh: IV, II, VI
Mangan: IV, II, VII
Ngoài cách trên, thì bạn có thể nhớ hóa trị của nguyên tố theo bảng tuần hoàn hóa học như sau:
Nhóm IA: Hidro, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr → Hi rô, Li, Na, Không, Rời bỏ, Cộng sản, Pháp
Nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra → Bà, Mẹ, Ca, Sĩ, Bánh, Rán
Nhóm IIIA: B, Al, Ga, In, TI → Ba, Anh, Lấy Gas, Trong, Tủ Lạnh
Nhóm IV: C, SI, Ge, Sn, Pb → Chú, Sỉ, Gọi Em, Sang, Pháp Bán hàng
Nhóm V: N, P, As, Sb, Bi → Người, Phải, Ăn, Sáng
Nhóm V: O, S, Se, Te, Po → Ông, Say, Sỉn, Té, Bò
Nhóm VIII: He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn → Hôm, Nay, Anh, Kim, Xén, Râu
Hoặc bạn có thể học thuộc hóa trị của nguyên tố như sau:
Kali (K), Iot (I), Hidro (H)
Natri (Na) với bạc (Ag) Clo (Cl) một loài
Là hóa trị (I) hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magie (Mg) Kẽm (Zn) với thủy ngân (Hg)
Ooxxi (O) đồng (Cu) thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hóa trị II nhớ có gì khó khăn
Này nhôm (Al) hóa trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có luôn
Cacbon (C ) Sillic (Si) này đây
Có hóa trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III nhớ liền nhau thôi
Lại gặp Nito khổ rồi
I, II, III, IV khi thời lên V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi thời lên V
Phốt pho nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
Em ơi gắng học chăm
Bài ca hóa trị cả năm cần dùng
Ngoài ra, có 5 nhóm hóa trị khác như:
Các gốc hóa trị I gồm nhóm: OH (hidroxit), NO3- (Nitrat)
Các gốc hóa trị II gồm nhóm: CO32- (cacbonat), SO42- (sunfat)
Các gốc hóa trị III gồm: PO43- (photphat)
Dưới đây là một số ví dụ về dạng bài tập về hóa trị của nguyên tố:
Dạng 1: Từ công thức hóa học xác định hóa trị của nguyên tố
Tìm hóa trị của Sắt (Fe) trong FeO và Fe2O3
Ta biết công thức hóa học của 1 hợp chất là AaxBby
Trong đó: a, b: hệ số; x, y: hóa trị tương ứng của A, B
Ta có mối quan hệ giữa hệ số và hóa trị là: ax = by. Vậy hóa trị của Fe tính như sau:
FeO: x.1 = 1.2 → x = 2 → Hóa trị của sắt trong FeO là 2
Fe2O3: x.2 = 2.3 → x = 3 → Hóa trị của sắt trong Fe2O3 là 3
Dang 2: Từ nguyên tố xác định công thức hóa học
Viết công thức dạng chung AxBy
Tìm bội số nhỏ nhất của 2 hóa trị (a.b) = c
Tìm x = c/a; y = c/b
Viết công thức hóa học
Ví dụ: Lập công thức hóa học cho hợp chất Mg và O
Công thức dạng chung: MgxOy
Bội số chung nhỏ nhất (2.2) = 4
X = 2; y = 2
Vậy công thức hóa học là : MgO
Hóa trị của nguyên tố là một dạng bài thường gặp trong hóa học từ lớp 8 trở đi. Để giải dạng bài này, theo ý kiến của đội ngũ gia sư Hóa giàu kinh nghiệm, bạn cần nhớ các kiến thức về hóa trị, bảng tuần hoàn hóa học… Và thường có hai dạng bài liên quan tới hóa trị nguyên tố là: Xác định nguyên tố dựa vào công thức hóa học và từ công thức hóa học xác định hóa trị.