Kinh nghiệm dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT
Kỹ năng giao tiếp luôn cần thiết đối với mỗi người. Ở độ tuổi khác nhau thì khả năng giao tiếp cũng khác nhau, các em đang độ tuổi tiếp thu và học hỏi nhanh nhạy thì dạy kỹ năng giao tiếp là thời điểm hợp lý, giúp các em phát triển toàn diện, tự tin trong cuộc sống và thành công trong tương lai sau này.
Vai trò của kĩ năng giao tiếp đối với học sinh THPT
Kỹ năng giao tiếp được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển toàn diện của một người. Với học sinh cấp 3, các em bắt đầu biết nhìn nhận, phân tích vấn đề ở góc độ trưởng thành hơn và sắp bước vào ngưỡng cửa đại học hoặc đi làm. Vậy nên, kỹ năng gieo tiếp là vô cùng cần thiết để các em có thêm hành trang vững bước vào tương lai.
Có kỹ năng giao tiếp thì có thể tự tin trong học tập, trình bày quan điểm nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, dễ hiểu, khiến người khác có thiện cảm với mình hơn. Giao tiếp hiệu quả không phải là có khả năng nói nhiều, nói dài mà cần phải có nghệ thuật truyền tải thông điệp nhẹ nhàng, cô đọng để hầu hết số đông đều hiểu và nắm bắt được thông tin nhanh chóng.
Học cách giao tiếp giúp các em học sinh trưởng thành hơn, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống bên ngoài sau khi rời ghế nhà trường. Có khả năng giao tiếp tốt, các em sẽ không bị ngỡ ngỡ khi chạm mặt với những vẫn đề bên ngoài gia đình, ngoài nhà trường. Kỹ năng giao tiếp giúp các em rèn luyện sự tự tin trước đám đông, khả năng hoạt động, làm việc độc lập, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và sự thành công trong tương lai sau này của học sinh. Bởi thực tế đã chứng minh, kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa của sự thành công trong sự nghiệp, mở mang các mối quan hệ xã hội tích cực có lợi cho bản thân.
Giao tiếp tốt giúp các em có khả năng hòa đồng, nhận dược sự yêu mến và thiện cảm của mọi người xung quanh. Có câu “mồm miệng đỡ chân tay”, nói vậy không phải là câu nói có thể làm được tất cả. Nhưng nghệ thuật giao tiếp lại khác, có thể khiến các em trở thành một con người năng động, thông minh, hoạt bạt và dễ mến trong mắt mọi người. Giao tiếp tốt có thể thành công trong việc truyền tải những điều học sinh muốn nói tới xung quanh, về tương lai là những cuộc đàm phá, những công việc liên quan đến kỹ năng nói và giao tiếp sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
Cần dạy học sinh những kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Thực tế, chưa có nhiều trường học đưa các buổi học về kỹ năng sống cũng như về kỹ năng giao tiếp thành hoạt động thường xuyên. Điều này sẽ hạn chế nhiều đến việc học hỏi kỹ năng giao tiếp của học sinh ở độ tuổi này. Các thầy cô giáo, nhất là những giáo viên là công tác đoàn thể của trường nên tổ chức cho học sinh những buổi ngoại khóa, tọa đàm về các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, trong đó có kỹ năng giao tiếp.
Việc dạy cho các em kỹ năng giao tiếp không hề khó. Xuất phát từ chính trải nghiệm bản thân của các thầy cô và thông qua các tài liệu nghiên cứu, mỗi thầy cô khi đứng lớp đều có thể dạy học sinh những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Chính việc dạy – học, hỏi – trả lời cũng là một cách giao tiếp nhưng đó là cách gia tiếp thông thường và bó gọn trong phạm vi nhỏ là lớp học. Để giao tiếp trở thành một kỹ năng ở học sinh thì các thầy cô cần dạy các em những yếu tố cơ bản dưới đây:
Dạy học sinh cách lắng nghe
Lắng nghe không phải là nghe để đó mà học cách lắng nghe chân thành với những gì người khác chia sẻ để hiểu và cảm nhận được điều họ nói. Có những thông điệp không lời được gửi gắm trong đó mà chỉ có học cách lắng nghe mới giúp các em hiểu được.
Dạy các em mạnh dạn làm quen
Để giao tiếp hiệu quả, không gì khác là phải phá bỏ không khí ngượng ngập ban đầu. Hãy dạy các em sự mạnh dạn, tự tin làm quen với bạn mới, với những người xung quanh bằng cách nói chuyện với chủ đề thích hợp, tạo không khí thoải mái. Quan trọng là phải mạnh dạn và tự tin.
Dạy quan tâm đến cảm xúc của người khác
Không điều gì gây thiện cảm hơn bằng cách biết quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh. Biết thông cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người khác. Biết nhìn nhận hoàn cảnh, vấn đề để hiểu và thông cảm với người khác một cách chân thành.
Dạy cách nói năng mạch lạc, trôi chảy
Không phải ai bẩm sinh cũng có thể nói năng trôi ngày ngay mà cần phải có quá trình rèn luyện. Học sinh nắm bắt điều này khá nhanh. Các em đang trong độ tuổi muốn thể hiện cái tôi cá nhân nên học điều này không quá khó khăn. Giáo viên nên tạo điều kiện để các em học sinh có điều kiện được nói, trình bày quan điểm, thảo luận vấn đề để các em được rèn luyện khả năng nói, trình bày trước đám đông.
Nhìn nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
Một trong những kỹ năng giao tiếp mà giáo viên cần dạy học sinh là kỹ năng khắc phục và giải quyết những vấn đề và mâu thuẫn. Học sinh THPT đã có thể nhìn nhận và đánh giá những vấn đề nằm trong tầm hiểu biết của mình. Vì vậy, giáo viên nên khuyến khích các em phát huy điều đó, tìm cách giải quyết những vấn đề phát sinh một cách hiệu quả nhất.
Quan trọng là thái độ sống vui vẻ, lạc quan
Hãy chỉ cho các em thấy nụ cười lạc quan có sức mạnh thế nào. Thái độ sống vui vẻ sẽ có tác động tích cực đến cuộc sống. Một thái độ sống tích cực cũng sẽ khiến các em gây thiện cảm với người xung quanh.