9 bí quyết dạy Toán hiệu quả cho học sinh THPT
Nhiều người cho rằng, Toán chỉ dành cho những ai thông minh. Bởi Toán học cần sự tư duy, vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề mang tính đánh đố hóc búa. Nhưng đây vẫn là một môn học cần đến lý thuyết, vậy nên, giáo viên biết cách truyền đạt kiến thức thì có thể mọi học sinh đều học tốt được môn Toán. Nếu bạn đang chuẩn bị dạy học sinh THPT thì nên tìm hiểu 9 bí quyết dưới đây để dạy môn Toán giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất.
1. Dạy học sinh có phương pháp học Toán khoa học
Nhiều học sinh đang trong tình trạng cố học Toán như một con ong chăm chỉ mà hiệu quả thì không thấy đâu, chỉ mất thời gian. Toán không cần học thuộc và ghi chép lại như lịch sử hay cần sáng tạo câu từ như văn. Toán cần có sự vận dụng sáng tạo từ lý thuyết vào bài giảng, ghi nhớ công thức, tính toán chính xác để đưa ra kết quả cuối cùng. Và kết quả chỉ có một, nếu bạn sai 1 bước thì kết quả cũng không chính xác được.
Vì vậy, hãy chỉ cho học sinh một phương pháp học hợp lý, khoa học để học môn Toán hiệu quả hơn. Bước vào THPT, các em không có quá nhiều thời gian để tập trung cho riêng một môn học bất kỳ mà phải phân bổ thời gian để học đều các môn, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gan biểu hợp lý, khoa học, không chồng chéo để việc học được hiệu quả hơn.
2. Tìm tòi những kiến thức ngoài sách giáo khoa
Giờ học trên lớp rất quan trọng, đây là lúc các thầy cô truyền đạt lại những kiến thức cơ bản nhất. Giáo viên nên tìm cách gây hứng thú để học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép những kiến thức cần thiết phải nhớ. Lý thuyết hầu hết đều có trong sách giáo khoa. Cho nên những vấn đề các thầy cô giáo giảng ngoài sách liên quan đến bài học mới thực sự quan trọng nên giáo viên cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cần thiết và bổ ích nhất cho học sinh.
3. Có kiến thức chuyên môn vững vàng
Giáo viên có kiến thức vững vàng mới có thể tự tin đứng trên bục giảng. Riêng với môn Toán, kiến thức cần sự chính xác, đặc biệt các vấn đề lý thuyết để truyền đạt lại cho học sinh. Toán học là những con số nhưng cũng cần lý thuyết. Lý thuyết ở đây chính là những định nghĩa, định lý Toán học, các công thức Toán và những vấn đề liên quan khác. Có một thực tế là những bài Toán khó, Toán mẹo là tổng hợp của những bài đơn giản. Vì vậy, giáo viên cần nắm vững những điều cơ bản này để giảng giải cho học sinh.
4. Khuyến khích học sinh thực hành càng nhiều càng tốt
Môn học nào cũng vậy, cần thực hành nhiều thì mới vỡ ra nhiều kiến thức và có kỹ năng thành thạo hơn, nhất là việc ghi nhớ kiến thức sẽ được sâu sắc hơn. Với mỗi dạng bài tập, giáo viên nên đưa ra các kiểu bài giải khác nhau để khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo trong học Toán. Cùng với đó là cùng với học sinh thực hành giải bài tập với nhiều dạng bài khác nhau để thành thạo các bước và phương pháp giải. Chỉ khi được thực hành nhiều lần, thường xuyên thì học sinh mới tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi tiếp cận với bất cứ dạng bài nào, ở mức độ nào.
5. Giúp học sinh giải quyết vấn đề từ dễ đến khó
Những bài tập khó thường dễ khiến học sinh nản chí. Vậy nên giáo viên phải là người khuyến khích học sinh thực hành theo nhiều cách khác nhau. Đơn giản là làm bài tập từ dễ đến khó giúp các em dần hình thành kỹ năng tổng hợp và tư duy làm bài ở nhiều dạng. Chỉ khi học sinh có được kỹ năng này thì các em mới tìm được niềm đam mê với bộ môn được cho là khô khan cứng nhắc này.
6. Phân tích vẫn đề trước các bài Toán khó
Phân tích mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn trước một bài Toán đố khó nhằn giúp việc tìm ra lời giải dễ dàng hơn. Hoặc đơn giản là tóm tắt đề bài để nhận dạng bài tập và biết được dữ liệu đề cung cấp, tiết kiệm thời gian và tránh bỏ sót dữ liệu cần thiết cho việc giải bài.
7. Sáng tạo trong phương pháp dạy
Giáo viên cần chủ động tìm những phương pháp dạy học sáng tạo qua việc nắm tâm lý học sinh. Thông quá việc làm bài tập nhóm, giải Toán đó hoặc bài giảng có hình ảnh trực quan sinh động, có ứng dụng công nghệ thông tin cũng là cách hay để truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả.
8. Kiên trì chỉ ra những lỗi sai do sơ xuất của học sinh
Bài kiểm tra của học sinh cần được giáo viên phân tích cụ thể rõ ràng để các em nắm được những thiếu sót của mình. Từ đó rút kinh nghiệm cho những bài sau. Sai sót trong mỗi bài kiểm tra sẽ là bài học xương máu để các em biết rằng mình còn thiếu những gì mới có thể làm được bài kiểm tra hoàn chỉnh.
9. Nỗ lực truyền lửa đam mê đem kiến thức đến với học sinh
Bí quyết cuối cùng là không ngừng nỗ lực và không bao giờ được nản chí trước những sự lười biếng hay phá phách của học trò. Thành công không đến với người lười biếng. Vì vậy, hãy luôn cố gắng, nỗ lực sáng tạo không ngừng, lấy học trò làm trung tâm để tự khuyến khích mình tìm ra những giải pháp truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất có thể. Chúc các bạn thành công!