Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học: Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho ta biết tất cả những gì cần biết về một nguyên tố. Đó là tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, là số lớp, số electron, vị trí theo hàng, cột để từ đó nhận biết hóa trị, tính chất hóa học, sự năng động của nguyên tố đó… so với các nguyên tố cùng loại.
Nhờ có bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, việc học tập và nghiên cứu các nguyên tố và tính chất của chúng trở nên dễ dàng hơn. Nhờ có bảng tuần hoàn của Mendeleep mà ta có được nền tảng kiến thức để hiểu được bản chất các phản ứng hóa học, hiểu được tại sao nguyên tố này lại biến đổi từ dạng này sang dạng khác: đó là khi lượng proton, electron trong nguyên tử nguyên tố thay đổi thì bản chất của phản ứng cũng thay đổi theo. Đối với những đứa học sinh như chúng ta, thì đây đã là kinh thánh để giải mọi bài tập hóa rồi, còn đối với các nhà khoa học trên thế giới thì bảng tuần hòa của Mendeleep thật vĩ đại.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đối với Viện sĩ Liên Xô A.E. Phesman là công cụ sắc bén trong nghiên cứu hóa học, nhờ có định luật tuần hoàn của Mendeleep mà những thành tựu đang nở rộ ở khắp mọi nơi, người ta vận dụng nó để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Với nhà bác học Đan Mạch Ninsbo thì đây là “ngôi sao chỉ đường trong việc nghiên cứu hóa học, vật lí, khoáng vật học và kĩ thuật”. Vậy cách sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ra sao? Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, gia sư hóa chỉ xin nói sơ lược một số điều quan trọng dưới đây:
Một Số Điều Cần Biết Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có một số điều quan trọng sau đây mà bạn cần quan tâm. Bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo chiều tặng dần của điện tích hạt nhân; các nguyên tố có số lớp e bằng nhau cùng xếp vào một hàng (cùng chu kỳ); các nguyên tố có số e ngoài cùng – số e hóa trị bằng nhau được xếp vào cùng một cột (nhóm). Vậy chu kỳ, nhóm… là gì?
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho ta biết nguyên tố A nằm ở chu kỳ nào, nhóm mấy từ đó để biết tính chất hóa học của chúng. Theo gia sư hóa lớp 9, một ô nguyên tố sẽ cho ta biết đầy đủ các thông tin về “lai lịch” của nó: tên, kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung bình, độ âm điện, cấu hình electron, số oxi hóa. Từ ô nguyên tố ta biết, số thứ tự của nguyên tố này: vì số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử nguyên tố (=số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho ta biết rằng, chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp e, xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Các chu kỳ nhỏ là 1, 2, và 3 đây là những chu kỳ mà kim loại chiếm đa số, vì số e ngoài cùng ít nên chúng luôn có xu hướng “tăng động” cần phải tham gia phản ứng hóa học để nhận thêm e nhằm hướng tới trạng thái cân bằng. Còn các chu kỳ lớn là 4, 5, 6, 7 là các phi kim chiếm ưu thế, chúng thì có xu hướng là “chây lười”, nghĩa là chúng rất bền, chúng không có nhu cầu tham gia các phản ứng hóa học, không có mong muốn cho đi electron, nên thường cần các điều kiện xúc tác để tham gia phản ứng. Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. Các nguyên tố nhóm A có tổng số e lớp ngoài cùng bằng nhau, các nguyên tố nhóm B thì có cấu hình e dạng (n-1)dxnsy.
Qua bài viết này không thể phủ nhận bảng tuần hoàn hóa học là một trong những kiến thức rất quan trọng, được sử dụng để giải quyết rất nhiều dạng bài tập. Trên đây chúng tôi chỉ trình bày 1 phần các kiến thức liên quan đến bảng tuần hoàn hóa học, để tìm hiểu cụ thể thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số: 024.6266.8288 để tìm gia sư Hóa giỏi và tâm huyết hỗ trợ con mình học tốt nhất.