Ba Định Luật Niu Tơn – Kiến Thức Cốt Lõi Của Vật Lý Lớp 10
Lớp 10 là một năm học cực kì quan trọng và cực kì khó nhằn đối với mỗi học sinh. Bởi đây là năm đầu tiên các em học sinh bước vào cấp 3 vẫn còn đang hoang mang không biết phải học như thế nào, cách học ở cấp 3 khác gì so với cấp 2. Kiến thức của cấp 3 đặc biệt là môn vật lý đa số là học chuyên sâu thêm các kiến thức đã học ở cấp 2 và có thêm những phần rất lạ và khó. Ngoài ra vì mới trải qua một kì thi chuyển cấp đầy căng thẳng xong nên nhiều em vẫn còn tâm lý nghỉ ngơi nên rất chểnh mảng việc học. Mà điều này lại vô cùng không nên vì lớp 10 chính là bước đệm để cho 2 năm học kế tiếp của các em và cho cả kì thi đại học vô cùng tàn khốc trước mắt nữa.
Chính vì thế, các em học sinh cần phải nắm thật vững các kiến thức mới của những môn học tự nhiên đặc biệt là môn vật lý. Không giống như cấp 2, vật lý chỉ xoay quanh giải thích các hiện tượng cơ bản, làm những bài toán không quá khó về vận tốc, dòng điện hay bình thông nhau.. Nhưng khi lên cấp 3 rồi thì kiến thức vật lý vô cùng lạ, vô cùng chuyên sâu và khá là trừu tượng. Đặc biệt kiến thức vật lý 10 liên hệ khá mật thiết đến kiến thức vật lý 12 nên sẽ ảnh hưởng khá nhiều cho kì thi đại học. Tuy nhiên, không phải phần nào cũng quan trọng và xuất hiện trong các đề thi đại học như phần nhiệt chẳng hạn, hầu như chỉ xuất hiện trong các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết hay học kì. Nhưng có những kiến thức chắc chắn sẽ theo các em cho đến khi thi xong đại học. Một trong số đó là ba định luật Niu-Tơn.
Ba định luật Niu-Tơn.
Đây là ba định luật rất nổi tiếng và khá là quan trọng do nhà vật lý học, thiên tài Niu-Tơn tìm ra. Nếu như ai hỏi em cấp 3 vật lý 10 đã học gì thì ba định luật Niu-Tơn là câu trả lời thông minh và có giá trị nhất. Ba định luật này như sau:
Định luật 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào (F=0) hoặc tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0 thì một đang đứng yên cân bằng thì sẽ mãi đứng yên cân bằng, đang chuyển động thẳng đều thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Ở định luật 1, học sinh cần chú ý kĩ để có thể phân tích các hiện tượng vật lý. Những năm gần đây, đề thi đại học hầu như không xuất hiện định luật này nhưng nó lại xảy ra rất nhiều trong đời sống và các bài kiểm tra trên lớp.
Định luật 2: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên nó. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Đây là một điều rất dễ hiểu nếu các em hay quan sát thực tế. Nếu một chiếc xe bỗng dưng tăng tốc thì lực kéo động cơ tăng lên và dẫn đến xe chạy càng nhanh phải không nào? Hay những bạn có kích thước thùng phi thì rất khó bị xô ngã hay bị kéo đi đúng không nào? Các em cần phải tuyệt đối ghi nhớ công thức F=ma ít nhất là khi thi xong đại học. Đây là công thức chắc chắn sẽ có trong các đề thi đại học và liên quan nhiều đến cơ học 12.
Định luật 3: Khi vật A tác dụng vào bề mặt của vật B thì vật B cũng sinh ra một lực có độ lớn bằng lực mà vật A tác dụng vào vật B nhưng ngược chiều. Định luật này xảy ra rất nhiều trong các bài toán cơ học. Nếu không nắm rõ định luật này các em sẽ không phân tích được hiện tượng, dẫn đến “bí” bài ngay lập tức
Các dạng bài tập xoay quanh định luật 2 và 3 này biến hóa khôn lường nên các em cần phải làm nhiều bài tập. Do đó các em cần phải có một gia sư dạy vật lý 10 giàu kinh nghiệm, có nhiều tài liệu và tận tâm để giúp mình giải quyết những điều này.
Trung tâm gia sư Hà Nội là địa chỉ uy tín, chất lượng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Gia sư môn Lý của chúng tôi được tuyển chọn khá kĩ càng và được đào tạo thêm một số nghiệp vụ khác như: phong cách làm gia sư chuyên nghiệp, kĩ năng nắm bắt tâm lý học sinh. Mỗi tuần chúng tôi sẽ gọi điện cho phụ huynh để hỏi thăm tình hình học tập của bé để có giải pháp tốt nhất cho bé.
Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không ghé thăm https://giasuviet.net.vn/ để có tìm ngay cho con mình một gia sư dạy lý lớp 10 tốt nhất.