Một Số Tính Chất Hóa Học Của Muối Trong Chương Trình THPT
Tính chất hóa học của muối cùng với các tính chất của axit, bazo, kim loại là một trong những kiến thức đáng học nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn biết tại sao!
Tính chất hóa học của muối: Tại sao phải học?
Tính chất hóa học của muối là một trong những câu hỏi thường thấy trong các đề thi Đại Học, Cao Đẳng và các bài kiểm tra. Các dạng câu hỏi thì muôn màu muôn vẻ: viết phương trình hóa học, phân biệt các muối, các bài tập tính toán… tính mạnh yếu của mỗi muối quyết định tới khả năng phản ứng của chúng, muối axit và muối bazo cũng có nhiều tính chất khác nhau một trời một vực.
Chẳng hạn, cho hỗn hợp muối CuSO4 và BaCl2 tác dụng với hỗn hợp muối Na2CO3 và MgCl2, thi chất nào phản ứng trước, chất nào phản ứng sau? Tính chất hóa học của muối là các kiến thức bạn cần nắm được chắc chắn trước khi muốn giải được các bài toán liên quan tới chúng.
Các Tính Chất Hóa Học Của Muối
Tính chất hóa học của muối theo các gia sư hóa cho biết, thường có các tính chất sau đây. Kim loại mạnh có thể tác dụng với muối của kim loại yếu để sinh ra muối mới và kim loại mới:
Na + AgNO3 → NaNO3 + Ag
Ba + CuCl2 → BaCl2 + Cu
Muối của axit yếu có thể tác dụng với axit mạnh để sinh ra muối của axit mạnh hơn và axit yếu hơn, với điều kiện phải có chất kết tủa hoặc bay hơi:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
Muối cũng có thể tác dụng với bazo để tạo ra bazo mới và muối mới, với điều kiện phải có chất kết tủa hoặc bay hơi:
MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH
Tính chất hóa học của muối như đã trình bày, chúng có thể tác dụng với axit, bazo và thậm chí cả muối khác để sinh ra những sản phẩm mới sau phản ứng hóa học. Từ chương trình hóa học lớp 9 trở đi tới bậc Đại Học, các bạn sẽ thường gặp muối trong các bài học, kiểm tra của mình. Dưới đây, trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội sẽ giới thiệu tính chất của một số loại muối thông dụng.
Tính chất hóa học của muối NaCl
Theo gia sư hóa lớp 9 cho biết, NaCl thường tồn tại trong nước biển (1m3 nước biển chứa 27kg NaCl, 5 kg MgCl2, 1kg CaSO4 và 1 số muối khác). Là một chất hóa học quan trọng, NaCl thường được sử dụng để điều chế, sản xuất các chất như: thủy tinh, xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp… theo các phản ứng như sau:
Sản xuất thủy tinh, chế tạo xà phòng, chất tẩy rửa:
2NaCl + CO2 + H2O → Na2CO3 + 2HCl
Từ NaCl để điều chế khí Clo có màng ngăn:
2NaCl + 2H2O → H2 + Cl2 + 2NaOH
2NaCl → 2Na + Cl2
Từ NaCl có rất nhiều ứng dụng cho cuộc sống: sản xuất chất tẩy rửa, chế tạo hợp kim, sản xuất chất dẻo PVC, chế tạo xà phòng, công nghiệp giấy, chất tẩy trắng, chất diệt trùng, sản xuất chất diệt trùng, thuốc trừ sâu.
Tính chất hóa học của muối KNO3 – Kali Nitrat
Muối kali nitrat là chất rắn màu trắng, thường gọi là Diêm tiêu. Đây là loại hóa chất thường tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, và là chất có tính oxi hóa mạnh. Chính vì hoạt động mạnh, nó thường được sử dụng để chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón (cung cấp nito và kali để bón phân cho cây trồng), bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
2KNO3 + S + 3C → K2S + 3CO2 + N2 (Thuốc nổ đen)
2KNO3 + H2SO4 → K2SO4 + 2HNO3 (Điều chế HNO3)
Vì có nhiều tính chất và ứng dụng trong công nghiệp, sản xuất mà Kali nitrat được sản xuất khá nhiều, chẳng hạn thông qua phản ứng: NaNO3 + KCl → KNO3 + NaCl.
Tính chất hóa học của muối cơ bản gồm có: Phản ứng với axit, kiềm, kim loại, từ nó có thể điều chế ra nhiều chất hóa học quan trọng cũng như sản xuất ra các chất có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Có hai loại muối thường hay xuất hiện nhất là muối NaCl và KNO3 hay muối của gốc Cl- và NO3-, đây đều là những hóa chất có nhiều ứng dụng trong sản xuất, công nghiệp.