Phương pháp dạy Văn để học sinh THPT “viết Văn như hơi thở”
Văn học không phải là môn học dễ nhằn đối với đa số học sinh ở các cấp nói chung và học sinh THPT nói riêng. Đối với cấp THPT, đòi hỏi học sinh khi học môn này cần phải biết cảm thụ văn học và biết bộc lộ những suy nghĩ trong tâm của mình thành lời văn. Vậy phải làm sao để học sinh yêu văn và viết văn như hơi thở của mình? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc nêu trên.
Thực trạng dạy văn cho học sinh THPT hiện nay
Đa số giáo viên vẫn đang áp dụng phương pháp dạy văn là cô đọc – trò chép. Học sinh cố gắng chép được những lời hay ý đẹp từ lời giảng của cô giáo để sau này đưa vào bài viết được hay hơn. Hoặc đơn giản là ghi lại những ý chính của bài để triển khai vào viết văn sao cho không thiếu ý, không bị điểm quá thấp. Còn với những bài về cảm nhận cá nhân thì sao? Không dễ để học sinh có thể biểu đạt được suy nghĩ của mình bằng câu từ văn hoa, trau chuốt, ý tứ sắp xếp hợp lý, logic.
Thầy sao thì trò vậy. Không phải tự nhiên mà các cụ ta lại có câu nói đó. Học sinh có yêu thích môn văn hay không, có biết viết hay không phụ thuộc rất lớn vào cách truyền thụ kiến thức của người làm thầy. Việc truyền thụ môn học có vẻ như giỏi hay không phụ thuộc vào năng khiếu như môn văn tới học sinh để học sinh yêu thích không phải là điều đơn giản, dễ làm. Nhưng không phải không có phương pháp để cách dạy học hiệu quả, khơi dậy năng khiếu bộc lộ xảm xúc và khả năng viết văn của học sinh.
Viết văn chính là cách bộ lộ tâm hồn quá câu từ. Không nói quá khi cho rằng, văn học chính là vẻ đẹp của tâm hồn mỗi người. Những tâm hồn đẹp, giàu cảm xúc, biết rung động trước mọi sự đời đều được bộc lộ qua câu chữ. Nói như vậy, không phải là những học sinh chuyên toán, không biết viết bài văn hay là không có tâm hồn đẹp mà là các em chưa biết bộ lộ tâm hồn của mình bằng câu từ giàu hình ảnh, giúp người đọc có thể hiểu và cảm nhận được
Phương pháp dạy văn hiệu quả cho học sinh THPT
Dạy học muốn có hiệu quả cần có phương pháp tốt. Văn học là một trong những môn chính, là môn thi tốt nghiệp không thể bỏ qua của học sinh THPT, cho nên những người thầy dạy văn cần trang bị cho mình những “tuyệt kỹ” riêng để truyền thụ kiến thức môn văn hiệu quả tới mỗi học sinh.
Trang bị kiến thức sâu rộng, phong phú
Một giáo viên giỏi phải là một người có kiến thức chuyên môn không chỉ vững vàng mà còn phong phú tầm hiểu biết, am hiểu sâu rộng. Có được điều đó, người thầy sẽ không chỉ tự tin khi đứng trên bục giảng mà còn có thể truyền thụ kiến thức một cách hiệu quả đến học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên cần chịu khó học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng tìm tòi những kiến thức mới để bổ sung cho bài giảng của mình.
Rèn luyện để có giọng giảng bài truyền cảm
Văn học không như toán hay bất kỳ bộ môn nào khác. Bộ môn này có thể nói là chỉ toàn chữ và chữ, câu từ, hết văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết rồi đến thơ phú. Đây là môn học dễ gây nhàm chán và buồn ngủ trong giờ học của nhiều học sinh. Để bài giảng của mình được học sinh đón nhận và đạt được mục đích cuối cùng là truyền thụ kiến thức cho học sinh, thầy cô giáo cần rèn luyện cho mình một phong thái đĩnh đạc khi giảng bài. Đặc biệt là giọng nói. Có thể giọng của bạn không hay nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện nói một cách truyền cảm, biết nhấn nhá, biết lên trầm xuống bổng đúng lúc để tạo cảm hứng nghe cho học sinh.
Sáng tạo trong phương pháp dạy học
Giáo viên có thể linh động ở từng bài học để có những phương pháp dạy học khác nhau giúp học sinh không bị nhàm chán môn học. Có thể là phương pháp truyền thống như dạy học vấn đáp, đàm thoại; dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề; hoặc tổ chức dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, phát vấn, đàm thoại, đặc biệt khi dạy văn nghị luận xã hội, hoặc bài ôn tập… có thể tổ chức những giờ học mở. Giờ học càng sinh động thì hiệu quả truyền đạt kiến thức càng cao.
Chèn những câu thơ hay, câu chuyện ý nghĩa
Một bài giảng văn hay phải có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, khoa học, lời giảng trau chuốt, truyền cảm. Như vậy có thể là chưa đủ với một môn học đòi hỏi sự sáng tạo câu từ như văn học. Giáo viên có thể tạo điểm nhấn trong giờ giảng văn bằng lời bình hay, câu chuyện kể liên quan đến bài học để học sinh ấn tượng và ghi nhớ bài giảng sâu sắc hơn.
Thoát li giáo án khi giảng bài
Giáo viên nên hoàn toàn thoát li giáo án, diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn. Để làm được điều đó, giáo viên cần chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi bước lên bục giảng. Giảng văn cần nói nhiều, bình hay, vì vậy, khi giáo viên thoát ly giáo án sẽ thể hiện được kiến thức chuyên môn vững của mình, tạo thiện cảm và sự nể phục của học sinh.
Truyền lửa đam mê môn học đến mỗi học sinh
Hãy nói với học sinh của bạn những gì đẹp đẽ nhất mà môn văn mang lại. Sự kỳ diệu của câu từ không chỉ dừng lại ở cảm xúc của người đọc mà còn nhiều hơn thế nữa, đó chính tâm hồn đẹp, được rộng mở. Hãy truyền lại sự đam mê của mình với môn học giàu hình ảnh này tới học sinh thân yêu bằng những lời tâm sự chân thành. Đơn giản một điểu “chỉ có nhưng điều xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim” và “chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”.
Khuyến khích học sinh biểu đạt ý kiến cá nhân
Giáo viên nên tìm những giải pháp tổ chức hoạt động học tập tích cực để học sinh tham gia tìm hiểu bài, được nói, được thể hiện mình: phát biểu, tranh luận, phản bác ý kiến chưa thấu đáo…. Trong khi đó, giáo viên phải là người khích lệ học sinh, ủng hộ khi mạnh dạn trình bày quan điểm của riêng mình… tạo ra một giờ học thoải mái, hiệu quả. Kỹ lưỡng trong việc đánh giá bài viết của học sinh, chỉ những chỗ hay, chỗ chưa được để học sinh thấy bài viết của mình có tầm quan trọng. Từ đó nỗ lực phấn đấu để học tốt hơn.
Đưa văn học gần với đời sống
Văn học thực tế rất gần gũi với đời sống. Những tác phẩm văn học cũng chính là ra đời từ đời sống thường nhật được biểu hiện qua câu từ, hình ảnh ẩn dụ… Vì vậy, hãy biết cách truyền cảm hứng cho học sinh bằng những lời giảng giàu ý nghĩa như thế để mỗi em hiểu được văn học chính là môn học gần gũi với mình biết bao nhiêu.
Tham khảo thêm: