Cách Phân Biệt Các Biện Pháp Tu Từ Thường Gặp
Để làm được những dạng bài tập về các biện pháp tu từ đòi hỏi các em học sinh phải nắm rõ được những định nghĩ và cách sử dụng các biện pháp này. Tuy nhiên, hầu hết các em học sinh hiện nay đều học thuộc một cách thụ động, không có sự tư duy logic bởi vậy rất dễ nhanh quên khi bẵng đi một thời gian không đụng đến chúng. Mục đích của bài viết này gia sư Hà Nội xin chia sẻ một số lưu ý và đưa ra hướng dẫn để giúp các em học sinh ghi nhớ và phân biệt các biện pháp tu từ một cách dễ dàng nhất.
Cách phân biệt và ghi nhớ các biện pháp tu từ thường gặp
Hiểu bản chất của vấn đề và tư duy logic giúp các em học sinh dễ dàng học thuộc và ghi nhớ lâu, dễ dàng phân biệt được các biện pháp tu từ.
Biện pháp So sánh
– Khái niệm: Biện pháp so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với một sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
– Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, giúp cho câu văn trở nên sinh động và gây hứng thú mạnh với người đọc.
– Dấu hiệu nhận biết: Nhận biết biện pháp so sánh khi có các từ như: là, như, bao nhiêu…bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ ngữ so sánh bị ẩn đi các em nên đọc kỹ câu đó để suy luận. Ví dụ “Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”. Trong ví dụ này từ so sánh đã được ẩn đi.
Biện pháp nhân hóa
– Khái niệm: Là biện pháp sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách và suy nghĩ vốn dành cho người để miêu tả những đồ vật, con vật hay sự việc.
– Tác dụng: Khiến cho sự vật, đồ vật và cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết hơn với người.
– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người như: anh, chị,ngửi, chơi, sà…
Ví dụ: Trong bài hát Chị ong Nâu và em bé. Hình ảnh chú ong được nhân hóa.
Biện pháp ẩn dụ
– Khái niệm: Ẩn dụng là biện pháp tư từ gọi tên sự vật hay hiện tượng này bằng tên sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng.
– Tác dụng: Giúp làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.
– Dấu hiệu nhận biết: sử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.
Ví dụ: Người cha, Bác chính là nói đến Hồ Chí Minh.
Biện pháp hoán dụ
– Khái niệm: Hoán dụ biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng và khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau.
– Tác dụng: có tác dụng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.
Ví dụ:
“Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”
Hình ảnh áo nâu đại diện cho người nông dân ở nông thôn, còn hình ảnh áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân ở thành thị.
Biện pháp nói quá
– Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ và tính chất của một sự vật, hiện tượng.
– Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại nhiều lầnso với thực tế.
Ví dụ: Con voi chui lot lỗ kim.
Biện pháp nói giảm nói tránh
– Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị và uyển chuyển sự vật được nhắc tới.
– Tác dụng: Giảm cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục và thiếu lịch sự.
– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.
Ví dụ: người ta thường hay dùng từ “đi” thay cho từ “chết” trong câu: Bác đã đi rồi!
Biện pháp Điệp từ, điệp ngữ
– Khái niệm: Biện pháp tu từ này nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 từ hoặc 1 cụm từ.
– Tác dụng: Có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng và gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ hay câu văn.
– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ.
– Chú ý: Biện pháp tu từ này phải phân biệt rạch ròi với lỗi lặp từ.
Biện pháp chơi chữ
– Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ.
– Tác dụng: Mang đến sự dí dỏm, hài hước, giúp cho câu văn hấp dẫn và thú vị hơn.
Các em học sinh thường nhầm biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ bởi khái niệm của 2 biện pháp này giống giống nhau.
+ Biện pháp ẩn dụ: Là so sánh ngầm 2 sự vật hoặc hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với mục đích tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó.
+ Ngược lại hoán dụ: Là lấy một sự vật hoặc hiện tượng để ngầm để chỉ cái lớn lao hơn.
Trên đây là những kiến thức về 8 biện pháp tu từ thường gặp, cách nhận biết chúng để các em học sinh dễ dàng giải quyết bài tập liên quan đến mảng kiến thức này. Các bậc phụ huynh muốn tìm gia sư chất lượng tại Hà Nội hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn