Các Biện Pháp Giúp Rèn Luyện Kĩ Năng Cảm Thụ Văn Học Cho Học Sinh
Kĩ năng cảm thụ văn học là một trong những kỹ năng quan trọng giúp các em học sinh viết được những đoạn văn cảm thụ hay. Vậy có những biện pháp nào giúp rèn luyện kỹ năng cho các em học sinh? Cùng tham khảo những biện pháp dưới đây ngay nhé.
Các biện pháp giúp rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học
Muốn có kiến thức thì bạn phải học tập, muốn có những kỹ năng giỏi thì phải luyện tập thường xuyên. Kĩ năng cảm thụ văn học cũng vậy, cần phải có những biện pháp để rèn luyện thì mới có thể cảm thụ năm học tốt. Dưới đây là những biện pháp giúp học sinh cảm thụ văn học dành cho học sinh lớp 4 và lớp 4.
Biện pháp đọc diễn cảm
Biện pháp đọc diễn cảm phải được áp dụng đối với cả giáo viên và học sinh thì mới có tác dụng luyện kĩ năng cảm thụ văn học tốt cho các em học sinh.
Giáo viên đọc diễn cảm một đoạn văn nào đó có thể khơi nguồn cảm hứng của những em học sinh. Có thể ở nhà các em có đọc và tiếp xúc với văn bản nhiều rồi nhưng lại không mang tới nhiều cảm xúc. Khi đến lớp được giao viên đọc diễn cảm đoạn văn đó lại mang đến sự bất ngờ và hứng thú, giúp các em học sinh có cảm nhận mới mẻ về văn bản.
Để rèn luyện kỹ năng cảm thụ tốt thì các em học sinh cũng phải luyện tập kỹ năng này. Bởi khi chính các em đọc diễn cảm đoạn văn hoặc đoạn thơ nào đó cũng là cơ hội giúp các em bộc lộ bản thân, bộc lộ cảm nhận rõ nét nhất của bản thân về văn bản. Từ đó có thể nêu lên những cảm nhận hay về văn bản.
Giáo viên nên cho các em đọc diễn cảm trước khi bước vào phân tích văn bản cụ thể để các em dễ dàng cảm thụ được văn bản hơn.
Biện pháp trần thuật sáng tạo
Biến pháp trần thuật sáng tạo thường được dùng đối với những em học sinh THCS bởi nó phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em. Khi trần thuật lại câu chuyện trước hết các em phải học thuộc được cốt chuyện, phải hóa thân mình trở thành nhân vật chính trong câu chuyện đó để kể lại. Bởi vậy, biện pháp này giúp các em vừa phát huy được sức sáng tạo của mình vừa rèn luyện được kĩ năng cảm thụ văn học tốt hơn.
Đặt câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng và tưởng tượng
Những câu hỏi khơi gợi cảm xúc giúp kiểm tra phản ứng cũng như sự cảm nhận của học sinh đối với văn bản vừa học, biện pháp này giúp thúc đẩy sự đồng và khuyến khích các em lắng nghe con tim mình hơn. Bởi vậy, khi các em học sinh đọc xong văn bản cô giáo có thể hỏi những câu hỏi khơi gợi cảm xúc đơn giản như: em cảm nhận thế nào về đoạn văn vừa đọc? hoặc em có ấn tượng gì về văn bản?
Ngoài ra, giáo viên cũng thường xuyên đặt câu hỏi để khơi gợi sự tưởng tượng của học sinh. Bởi sự liên tưởng và tưởng tượng tốt cũng là một trong những kĩ năng giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn vì muốn cảm thụ văn học được thì cần phải tưởng tượng.
Sử dụng lời bình đúng thời điểm
Sử dụng lời bình đúng chỗ và hấp dẫn cũng sẽ có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh của mình.Những lời bình sẽ khiến các em học sinh có ấn tượng sâu sắc vẻ nét đẹp của văn chương, có tác dụng kích thích sự sáng tạo của học sinh trong cách cảm thụ văn học. Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng biện pháp này bởi mục đích chính của mình chính là giúp các em học sinh cảm thụ văn học tốt hơn chứ không phải là để giáo viên trổ tài.
Đối chiếu văn bản với những loại hình nghệ thuật khác
Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định việc đối chiếu văn bản với những loại hình khác có tác dụng nâng cao kỹ năng cảm thị của học sinh và thúc đẩy học sinh hình thành những ấn tượng về văn bản. Hãy đối chiếu văn bản với những loại nghệ thuật như hội họa và điện ảnh để các em học sinh dễ liên tưởng và tưởng tượng hơn.
Việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học là vấn đề quan trọng và cần những người có kinh nghiệm và có phương pháp giảng dạy tốt thì mới rèn luyện được cho học sinh. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh muốn rèn luyện kỹ năng này cho con mình hay từ tiểu học thì nên tìm gia sư để dạy tại nhà. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn những gia sư dạy Văn giỏi có phương pháp dạy phù hợp nhất với học lực của bé.