Bí kíp giúp trẻ tiểu học tập trung cao khi học bài ở nhà
Tập trung là một trong những kĩ năng quan trọng mà trẻ tiểu học cần có để mang đến kết quả học tập cao nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh một số bí quyết, kinh nghiệm hữu ích giúp trẻ tiểu học tập trung cao khi học ở nhà.
Tạo cho trẻ không gian học tập hợp lí
Môi trường học tập ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung của trẻ. Chính bới vậy khi trẻ học bài ở nhà, cha mẹ cần tạo điều kiện thuận lợi tối đa giúp việc học của con diện ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao. Theo đó, góc học tập của trẻ tiểu học cần đặt trong không gian yên tĩnh. Nếu nhà gần những khu vực ồn ào như chợ, công viên, đường xá thì tốt nhất phụ huynh nên trang bị cửa sổ, cách âm để đảm bảo sự tĩnh lặng cho không gian phòng học. Trong khi trẻ học bài thì bố mẹ cũng không nên xem tivi, bật tivi, nhạc quá lớn gây mất tập trung ở trẻ. Ngoài liên quan đến vấn đề âm thanh thì ánh sáng phòng học cũng cần được quan tâm. Muốn trẻ có thể tập trung học bài thì ánh sáng cần phải phù hợp với mắt của trẻ, không được quá yếu hay quá chói. Nếu ban ngày, cha mẹ có thể giúp trẻ tận dụng ánh sáng tự nhiên để học, giúp mắt được điều tiết tốt hơn.
Điều quan trọng không thể thiếu đó chính là không gian bàn học, nơi trẻ học tập cần luôn được sắp xếp một cách gọn gàng, ngăn nắp, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Một bàn học bừa bộn gây khó chịu cho trẻ, khả năng tập trung khi học bài sẽ bị giả sút đáng kể. Cha mẹ không nên cho trẻ vừa học vừa nghe nhạc, vừa xem tivi bởi như vậy sẽ dễ gây sao nhãng trong quá trình học tập của con, việc học sẽ trở nên kém hiệu quả.
Lập thời gian biểu học tập khoa học
Cha mẹ nên hết sức chú ý trong việc lập thời gian biểu học tập, vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ. Cha mẹ nên đưa ra những quy định cụ thể và yêu cầu trẻ chấp hành một cách nghiêm túc, nếu trẻ vi phạm thì sẽ có những hình phạt. Theo đó nên cho trẻ học trong khoảng thời gian cố định trong ngày, ví dụ vào buổi tối từ 19h-21h, đây là khoảng thời gian trẻ có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. Việc yêu cầu trẻ học vào khoảng thời gian cố định giúp trẻ chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho việc học tập, nhờ đó mà khả năng tập trung học bài cùng được nâng cao. Mỗi ngày trẻ sẽ phải học, làm một số lượng bài tập mà giáo viên giao, chỉ khi nào trẻ hoàn thiện xong mới cho trẻ đi ngủ. Việc đề ra như vậy cũng khiến cho trẻ thêm tinh thần quyết tâm tập trung làm bài tập thật nhanh để được mau chóng nghỉ ngơi.
Đặt mục tiêu học tập cho trẻ
Mỗi buổi học ở nhà cha mẹ nên đặt ra cho con những mục tiêu học tập cụ thể để rèn luyện nâng cao khả năng tập trung của con. Ví dụ trong 1 tiếng, bố mẹ yêu cầu con phải làm 5 bài tập toán trong sách giáo khoa, nếu con hoàn thiện kịp giờ thì sẽ được thưởng 15-20 phút chơi game hay xem tivi. Đây là một biện pháp hiệu quả, kích thích trẻ tập trung cao độ để mau chóng hoàn thiện bài tập thật nhanh để có được những phần thưởng mà bố mẹ đưa ra. Tuy nhiên trong thời gian 1 tiếng mà con không hoàn thiện được mục tiêu thì cha mẹ không nên quát mắng, nổi giận với con mà cần động viên, khích lệ con cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bố mẹ khi lập ra những mục tiêu cho bé học tập thì cần chú ý đến tính khả thi. Không thể bắt trẻ làm 10-15 bài tập trong 1 tiếng đồng hồ. Ngược lại cũng không nên đặt ra những mục tiêu quá dễ vì điều đó sẽ hạn chế khả năng tập trung cao độ khi học bài của trẻ.
Chú ý đến giấc ngủ của trẻ
Cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề giấc ngủ của trẻ, không nên cho trẻ thức quá khuya để chơi điện tử, xem tivi hay những hoạt động khác. Khi thức khuya thì sáng hôm sau trẻ cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ, cả ngày học tập không hiệu quả, việc học bài ở nhà cũng sẽ mất tâp trung. Chính bởi vậy cha mẹ nên cho con ngủ trước 22h tối để đảm bảo trẻ được ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, có như vậy việc học tập của trẻ mới được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Hướng dẫn con thư giãn khi học bài
Việc học tập trong khoảng thời gian dài sẽ khiến trẻ mất tập trung. Lúc này cha mẹ cần gợi ý cho con những cách thư giãn hiệu quả, giúp con mau chóng tỉnh táo, tập trung học bài sao cho hiệu quả nhất. Theo đó, trước khi trẻ bắt đầu học, cha me nên chia bài tập của trẻ thành những phần nhỏ, trẻ sẽ hoàn thiện lần lượt từng phần. Cha mẹ cũng có thể cho con bắt đầu làm từ những bài tập đơn giản trước sau đó mới đến những bài nâng cao. Sau mỗi lần hoàn thiện bài tập thì trẻ nên dành 5 phút để nghe nhạc hay đứng dậy vận động cho cơ thể được thoải mái. Sau khi nghỉ ngơi thì trẻ bắt đầu vào bàn học tiếp, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy minh mẫn và tập trung hơn khi học.